Người Ê-ĐÊ
đạt nguyễn
Created on December 5, 2022
tìm hiểu về người Ê-ĐÊ
Over 30 million people create interactive content in Genially
Check out what others have designed:
VACCINES & IMMUNITY
Presentation
LETTERING PRESENTATION
Presentation
ARTICLES
Presentation
PROMOTING ACADEMIC INTEGRITY
Presentation
HISTORY OF THE CIRCUS
Presentation
AGRICULTURE DATA
Presentation
LAS ESPECIES ANIMALES MÁS AMENAZADAS
Presentation
Transcript
Người Ê-đê
1.
IChính Đạt
2.
Minh Quân
3.
Võ Hoàn
4.
Gia Huy
5.
Đức Hiếu
Thành viên
Người
ê đê
Tìm hiểu thêm về người Ê-ĐÊ
Là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là miền trung Việt Nam và đông bắc Campuchia.Tại Việt Nam người Ê Đê được công nhận trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.[3][4] Theo trang Joshua Project tổng dân số người Ê Đê năm 2019 là 402 ngàn người, cư trú chủ yếu tại Việt Nam và Campuchia.Người Ê Đê nói tiếng Ê Đê, một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ chi Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo. Người Ê Đê thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.
1.Người Ê-ĐÊ:
Lịch sử, nguồn gốc và tên gọi Anak Đêga (Êđê)
2.Lịch sử người Ê-ĐÊ Người ê Ðê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc ê Ðê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng ê Ðê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
Nghề dệt cổ truyền của người Ê Ðê bằng khung dệt kiểu Indônêdiêng thô sơ và nguyên thuỷ như bao tộc người khác ở Trường Sơn - Tây Nguyên luôn là nghệ thuật làm ra đồ mặc: váy, áo, khố, mền, túi, địu có độ bền chắc; đồng thời là nghệ thuật trang trí hoa văn trên nền vải với màu sắc, hình khối, đường nét và bố cục riêng mang tính tộc người rõ rệt.
Hoạt động sản xuất:
Người ê Ðê chủ yếu trồng lúa rẫy theo chế độ luân khoảnh. Rẫy sau một thời gian canh tác thì bỏ hoá cho rừng tái sinh rồi mới trở lại phát, đốt. Chu kỳ canh tác khoảng từ 5-8 năm tuỳ theo chất đất và khả năng hồi phục của đất. Rẫy đa canh và mỗi năm chỉ trồng một vụ. Ruộng nước trâu quần chỉ có ít nhiều ở vùng Bih ven hồ Lắc. Gia súc được nuôi nhiều hơn cả là lợn và trâu, gia cầm được nuôi nhiều là gà, nhưng chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín ngưỡng. Nghề thủ công gia đình phổ biến có nghề đan lát mây tre làm đồ gia dụng, nghề trồng bông dệt vải bằng khung dệt kiểu Inđônêdiêng cổ xưa. Nghề gốm và rèn không phát triển lắm. Trước đây việc mua bán, trao đổi bằng phương thức hàng đổi hàng.
Hoạt động sản xuất
Trang phục truyền thống là phụ nữ quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè thì ở trần hay mặc áo ngắn chui đầu. Nam giới thì đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh, nam nữ thường choàng thêm một tấm mền.
Mặc
Người ê Ðê ăn cơm tẻ bằng cách nấu trong nồi đất nung hay nồi đồng cỡ lớn. Thức ăn có muối ớt, măng, rau, củ do hái lượm, cá, thịt, chim thú do săn bắn. Thức uống có rượu cần ủ trong các vò sành. Xôi nếp chỉ dùng trong dịp cúng thần. Nam nữ đều có tục ăn trầu cau.
Ăn
Chủ yếu là gùi đan cõng trên lưng bằng đôi quai quàng qua vai. ở vùng Krông Băk phổ biến có loại gùi cao cẳng. Vận chuyển trên bộ thì có voi nhưng không phổ biến lắm.
Ðịa bàn cư trú chủ yếu hiện nay là tỉnh Ðắc Lắc, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây Phú Yên, Khánh Hoà. Ngôi nhà truyền thống của người ê Ðê là nhà sàn dài, kiến trúc mô phỏng hình thuyền với 2 đặc trưng cơ bản là: hai vách dọc dựng thượng thách - hạ thu; hai đầu mái nhô ra