Want to make interactive content? It’s easy in Genially!

Over 30 million people build interactive content in Genially.

Check out what others have designed:

Transcript

Nhóm 6

CHỦ ĐỀ: SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN

Huỳnh Lâm Thanh Trúc

Nguyễn Thị Thanh Thủy

Nguyễn Bảo Toàn

Huỳnh Thiên Tấn

Nguyễn Duy Tâm

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Võ Đoàn Phương Anh

Lâm Minh Triết

Nguyễn Thị Lan Anh

THÀNH VIÊN

1. Các quan điểm về việc “Sống thử”. 2. “Sống thử” ở góc nhìn chung và pháp luật. 3. Pháp lập Việt Nam quy định như thế nào về kết hôn.

NỘI DUNG

CÁC QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC "SỐNG THỬ"

QUAN ĐIỂM SỐNG THỬ NHƯ MỘT BƯỚC TIỀN HÔN NHÂN

  • Sống thử cũng có mặt lợi. Khi quen hay yêu nhau người ta sẽ thể hiện mặt tốt đẹp nhất của mình và chúng ta cũng vậy luôn muốn mình thật hoàn hảo trong mắt đối phương.
  • Khoảng thời gian khi quen nhau và yêu nhau có thể nói là khoảng thời gian thực sự là đẹp nhất trong các mối quan hệ.
  • Nhưng trong cuộc sống hôn nhân đó là một cuộc sống có đôi chút khác biệt hoàn toàn so với khi yêu nhau. Vì vậy nếu sống thử sẽ giúp cho cả hai hiểu về thói quen sống.
  • Đặc biệt để ta có sự lựa chọn, quyết định đúng đắn và chắc chắn cho tương lai một cách thận trọng. Sống thử như “một bước tiền hôn nhân” để hiểu rõ nhau hơn.

QUAN ĐIỂM SỐNG THỬ KHÔNG LÀ MỘT CUỘC SỐNG BỀN LÂU

  • “Sống thử” là một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời gian sống chung tạm bợ, những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm cho người ta chán nhau, nhất là những cặp sinh viên “sống thử” còn phải mang theo nỗi lo học hành, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì càng bức bối dẫn đến dễ tan vỡ.
  • Và nỗi lo chẳng may có thai trước khi kết thúc giai đoạn “sống thử” sẽ khiến cho cuộc sống tình dục “vợ chồng thử” của các bạn trẻ không bao giờ có được niềm hạnh phúc tự nhiên như trong một cuộc hôn nhân hợp pháp.
  • Sống thử” làm cho hai người biết quá rõ về nhau, nhàm chán và đơn điệu, chưa kể đến vấn đề “cơm áo gạo tiền”, những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày là điều không thể tránh khỏi.
  • Một khi “sống thử” tan vỡ, bạn nữ chịu thiệt thòi đã đành, bạn nam cũng không phải không bị ảnh hưởng, mất mát về thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, mất mát nhiều cơ hội trong cuộc sống… chia đều cho cả hai bên.

QUAN ĐIỂM SỐNG THỬ ĐỂ GIÚP CẢ HAI TIN TƯỞNG VÀ CHẮC CHẮN VỚI NHAU HƠN

Thêm vào đó, nó còn khiến cho cả hai tạo thêm được sự tin tưởng lẫn nhau từ đó có thể chia sẻ với nhau được nhiều hơn tạo cho đôi bên có sự liên kết về mặt cảm xúc nhiều hơn.

Nhưng tình cảm nhất thời khi tiến vào hôn nhân sẽ có thể không có một sự chắc chắn nhất định. Cả hai đều không xác định rõ được tình cảm của đôi bên dành cho nhau và có thực sự nghiêm túc với nhau trong tương lai.

Đa số giới trẻ bây giờ họ có thể để ý hay cảm nắng một người rất nhanh điều này dẫn đến đó chỉ là một thứ tình cảm nhất thời, thứ tình cảm nhất thời.

Về mặt pháp luật: Chưa được pháp luật bảo vệ

Về mặt y tế:

  • Sống thử làm gia tăng trường hợp phá thai
  • Phá thai dẫn tới sức khoẻ của nữ giới bị suy giảm -> có thể dẫn tới vô sinh

Về mặt xã hội: Phụ nữ chịu nhiều lời ra tiếng vào. Đặc biệt nếu có thai ngoài ý muốn còn bị dị nghị

QUAN ĐIỂM SỐNG THỬ NHƯNG CHƯA NHÌN VỀ CÁC MẶT

Về mặt tâm lý và sức khoẻ:

  • Đặc biệt ở nữ giới, mang nhiều tổn thưởng do quá trình mâu thuẫn, xô xát
  • Có cái nhìn không tốt về hôn nhân
  • Mang thai trong quá trình sống thử

"SỐNG THỬ" Ở GÓC NHÌN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT

Sống thử sẽ có ích nếu như bạn đã là người tự lập tài chính và làm chủ bản thân mình:

  • Vì khi bạn độc lập tài chính, mối quan hệ giữa hai người sẽ trở nên dễ thở hơn nhiều, không phải phụ thuộc vào nhau.
  • Bạn vẫn có thể có những mối quan hệ riêng.
  • Bạn vẫn có thể duy trì và phát triển cuộc sống của bản thân.
  • Là nghiêm túc tìm hiểu nhau, chia sẻ với nhau về nhiều điều trong cuộc sống và hôn nhân.
  • Giúp đỡ và hoàn thiện nhau.

QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ VIỆC SỐNG THỬ

QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ VIỆC SỐNG THỬ

Khi còn là sinh viên thì không nên sống thử:

  • Ta vẫn chưa độc lập về tài chính và chưa đủ chính chắn.
  • Là sinh viên thì ta nên tập trung hơn cho việc học và công việc.
  • Là sinh viên ta còn quá trẻ để tính đến chuyện hôn nhân.

QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ VIỆC SỐNG THỬ

  • Sống thử là một thuật ngữ rất phổ biến trong khoảng thời gian hiện nay và được khá nhiều những cặp đôi trẻ tuổi lựa chọn thực hiện. Có rất nhiều lý do để các bạn tiến đến việc sống thử với nhau và đặc biệt và phổ biến nhất là sống thử trước hôn nhân.
  • Việc lựa chọn sống thử trước hôn nhân là lựa chọn, quyết định và suy nghĩ của mỗi người.

QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ VIỆC SỐNG THỬ

  • Đặc biệt hơn cả, khi sống thử, theo một thống kê tại Hà Nội được thực hiện với 671 người trẻ có sống thử trước hôn nhân thì kết quả là 100% các cặp đôi đều có quan hệ tình dục trong khi sống thử. Việc quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu đủ tuổi theo pháp luật quy định trong bộ luật hình sự năm 2015 “Nam nữ đủ 16 tuổi và tự nguyện” là việc không thể ngăn cản và cấm đoán.
  • Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật không có định nghĩa và quy định về việc sống thử giữa nam và nữ.
  • Dưới góc độ pháp luật, sống thử, đặc biệt là sống thử trước hôn nhân đem lại nhiều hậu quả pháp lý, nhất là khi đường ai nấy đi, sẽ phát sinh tranh chấp liên quan đến con cái, tài sản... mà không được pháp luật bảo vệ quyền lợi hay can thiệp. Việc sống thử trước hôn nhân là chưa đáp ứng điều kiện kết hôn, sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp.

PHÁP LẬP VIỆT NAM QUY ĐỊNH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ VIỆC KẾT HÔN

  • Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình năm 2014.
  • Điều 3 khoản 5 và 7:
5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ VIỆC KẾT HÔN

- Điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn được quy định tại điều 8 và 9 của luật này: Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

QUY ĐỊNH VỀ "SỐNG THỬ" TRONG PHÁP LUẬT

Theo điều 3 khoản 7 của luật này quy định: 7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung 1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quan hệ tài sản của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận của các bên nếu như không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của luật dân sự, và các quy định khác của pháp luật liên quan. Trong quy định đã ưu tiên sự thỏa thuận của các bên là quy định hợp lý vì nó vừa thể hiện tính chất của nguyên tắc quan hệ pháp luật này tự nguyện. Thế nhưng, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lại không đề cập đến trường hợp thỏa thuận vô hiệu, trong khi trường hợp giữa các bên không có thỏa thuận và trường hợp giữa các bên có thỏa thuận nhưng thỏa thuận vô hiệu là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, giữa các bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn chung sống như vợ chồng có thỏa thuận với nhau về quan hệ tài sản, nhưng thỏa thuận đó là giả tạo nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì bị xem là thỏa thuận vô hiệu. Nếu như thỏa thuận đó vô hiệu thì có được thức hiện hay đương nhiên xem là không có thỏa thuận.

Thanks!