Want to make creations as awesome as this one?

More creations to inspire you

Transcript

Qua trang sau...

Mục lục

1. Tác giả Nam Cao

2. Truyện ngắn "Chí Phèo"

3.Nhân vật Chí Phèo và Thị Nở

-Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam (1930-1945) .Với 15 năm cầm bút, Nam Cao đã để lại cho công chúng những tác phẩm vô cùng xuất sắc, những quan điểm nghệ thuật vô cùng sâu sắc và giá trị. -Nam Cao còn là người có đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách viết truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX.

Nam Cao (1915-1951)

Cuộc đời

Tính cách

1915

Từ năm 1947

1946

1936

1938

1950

1951

1943

Bắt đầu viết văn trên các báo: Ích hữu, Tiểu thuyết thứ bảy…

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam

Dạy học tại một trường ở ngoại ô Hà Nội và viết báo

Ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo.

Về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam.

Lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến giới.

Tham gia chiến dịch Biên giới.

Trên đường vào công tác , ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại

“Nghệ thuật không cần phải là ánh trĂng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”-Nam Cao

  • Nam Cao là con người hiền lành, trầm mặc, nhút nhát đến vụng về, có vẻ như lạnh lùng khó gần. Nhà văn rất khổ tâm về cái tật “hãi người” và “Cái mặt không chơi được” (tên một truyện ngắn của tác giả).
  • “Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt” (Nguyễn Đình Thi)
  • Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương.
  • Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

“góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”-NAM CAO (NHẬT KÍ Ở RỪNG)

Theo sách Ngữ Văn 11, trang 137, Nam Cao sinh năm 1917.

Tên thật là Nguyễn Hữu Tri

Sự nghiệp văn học

  • Nam Cao sáng tác từ năm 1936, nhưng đến tác phẩm ''Chí Phèo'', nhà văn mới khẳng định được tài năng của mình.
  • ''Chí Phèo'' là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.
  • ”Chí Phèo” là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện phong cách viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội.

Truyện ngắn "Chí Phèo"

Thông tin sáng tác

Nội dung tóm tắt

Chủ đề

Nhận địnhđánh giá

-Người nông dân nghèo

  • Đối tượng: tầng lớp thấp bé và bị đối xử bất công nhất trong xã hội.
  • Nội dung: đề cao quyền sống của con người và khát khao được làm một con người chân chính.
  • Tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc...
-Người trí thức, tiểu tư sản nghèo khó
  • Đối tượng: những nhà văn như Nam Cao, những ông giáo khổ trường tư vật lộn trong cuộc đấu tranh giữa lương tâm nghệ thuật và nhu cầu cơm áo.
  • Nội dung: miêu tả cuộc khủng hoảng tinh thần của những người tri thức đương thời.
  • Tác phẩm: Đời thừa, Sống mòn, Trăng sáng...

Ông còn viết tin, làm ca dao, soạn kịch ngắn tuyên truyền, viết hoặc dịch sách phổ thông về địa lý, lịch sử, thời sự,...

  • Tác phẩm ban đầu được Nam Cao đặt tên là "Cái lò gạch cũ". Tên gọi này gợi lên một vòng đời lẩn quẩn, số phận bế tắc của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám.
  • Khi in lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi". Tên gọi này nhấn mạnh vào mối tình Chí Phèo – Thị Nở, không làm rõ được nội dung tác phẩm khiến công chúng tiếp nhận một cách hời hợt.
  • Năm 1946, khi in lại trong tập Luống Cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946) , Nam Cao đã đổi tên thành "Chí Phèo". Đây là cách đặt tên quen thuộc của tác giả, đồng thời thể hiện đúng chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm.
  • Truyện ngắn Chí Phèo trên thực tế bối cảnh làng Vũ Đại được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - quê hương của nhà văn Nam Cao.
  • Chuyển thể thành phim: Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1982, Làng Vũ Đại ngày ấy là câu chuyện tổng hợp dựa theo các tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

Khái quát hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, một bộ phận nông dân nghèo lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa => Cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn, vùi dập cả nhân hình lẫn nhân tính người nông dân lao động nghèo trong xã hội cũ. Chủ đề chính của câu chuyện này là phê phán xã hội phong kiến ngày xưa. Câu chuyện đã nói lên sự xung đột vô cùng quyết liệt của 2 tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến đó là tầng lớp thống trị và tầng lớp nông dân. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, lương thiện.

Truyện ngắn "Chí Phèo" kể về cuộc đời đầy biến động cũng như đau thương của nhân vật chính cùng tên-Chí Phèo. Chí là một đứa trẻ mồ côi, được anh thả ống lươn nhặt được. Ngay từ khi sinh ra đã không hề biết bố mẹ mình là ai, lai lịch thế nào mà chỉ biết bị bỏ rơi ở một cái lò gạch cũ tăm tối ở cái làng Vũ Đại. Và dường như cũng chính chi tiết đó đã dự đoán cho một cuộc đời và số phận đầy tăm tối, cô đơn của Chí Phèo. Khi trạc tuổi 20 hắn làm canh điền cho Lý Kiến nhưng vì ghen tuông vô lí nên Chí Phèo bị Lý Kiến đẩy vào tù. Cũng từ đây cuộc đời Chí Phèo có nhiều chuyển biến, từ một con người hiền lành, tốt tính hắn trở thành một kẻ thô lỗ, hung manh, say xỉn.. Sau đó Bá Kiến đã lợi dụng hắn làm tay sai chuyên đâm thuê chém mướn. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ, uống rượu chửi bới và gây tai họa cho dân làng. Sau khi gặp Thị Nở và được ăn bát cháo hành Thị làm cho, bản tính bên trong Chí được đánh thức. Từ đây Chí Phèo khao khát trở về với cuộc sống lương thiện, mong muốn được sống với Thị Nở và tin rằng "Thị Nở sẽ mở đường cho hắn". Hạnh phúc vừa hé mở thì bị đóng sầm lại bởi sự phản đối quyết liệt của bà cô Thị Nở: "Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ."; "Nhục nhã ơi là nhục nhã!". Sau khi bị Thị cự tuyệt, Chí Phèo "ôm mặt khóc rưng rức" và lại uống rượu. Cuối cùng, Chí đến nhà Bá Kiến và dõng dạc nói: "Tao muốn làm người lương thiện."; "Ai cho tao lương thiện?"; "Tao không thể là người lương thiện nữa.". Chí rút dao giết chết Bá Kiến rồi tự sát. Thị nở khi biết được chuyện thì chợt nhìn vào bụng và thoáng nghĩ về cái lò gạch cũ bỏ hoang.

-Tác giả

  • Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi mói như của Nam Cao” (Lê Định Kỵ)
  • ”Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người.’’ (Nguyễn Minh Châu)
-Tác phẩm
  • Nguyễn Đình Thi đã có những ý kiến xác đáng khi nói về tác phẩm Chí Phèo: “Trong nền văn học hiện thực đang tìm đường và đang chiến đấu với các xu hướng phản động lúc bấy giờ, thiên truyện Chí Phèo của Nam Cao nổi bật lên, thật xuất sắc”.
  • Nam Cao không chủ ý kể câu chuyện xã hội cũ biến người lương thiện thành quỷ dữ. Chuyện đó không có gì mới nữa. Nam Cao nêu vấn đề tiếp theo : Những con người bị biến thành quỷ dữ ấy liệu có thể trở lại làm người lương thiện ? Những con “quỷ dữ” có còn được tính người ? Khát vọng làm người lương thiện của Chí Phèo là câu trả lời của Nam Cao. Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của con người với môi trường thiếu nhân tính, thiếu nhân tính ở bọn cường hào và thiếu nhân tính ở ý thức định kiến, ngu dốt bao quanh. Cuộc trả thù và tự sát đã nâng cao Chí Phèo, khẳng định khát vọng quyết liệt: lương thiện hay là chết. (Trần Đình Sử)

Ấn vào kính lúp để tìm hiểu nhân vật

Nhân vật Chí Phèo

"Tao muốn làm người lương thiện...Ai cho tao lương thiện?"

Người ta gọi Chí Phèo là quỷ nhưng chính tầng lớp thống trị cũng như bọn cường hào đương thời mới thực sự là quỷ dữ. Chúng đã ăn mòn đi những mơ ước bình dị, những điều tốt đẹp trong con người của một người nông dân. =>Chí Phèo chỉ là nạn nhân của thời cuộc, của những tội ác mục ruỗng thối nát chất chồng hết lớp này đến lớp khác.

Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu.

Nhân vật Thị Nở

  • Thị Nở lại dở hơi, nghèo khó và nhà có mả hủi.
  • Có thể dùng cụm từ “ma chê quỷ hờn” để miêu tả Thị Nở.
  • ”Gương mặt của Thị là một sự mỉa mai của hoá công”, tưởng bề ngang hơn bề dài, cái mũi vừa ngắn vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bờ môi nứt nẻ như bờ ruộng vào kì đại hạn.

  • Dở hơi, thuộc típ người đần trong cổ tích, hành động hoàn toàn theo tiếng gọi của bản năng. Tính lại hay ngủ, bạ đâu ngủ đó
  • Có phẩm chất tốt đẹp, giàu tình thương người (thể hiện qua chi tiết: thấy Chí Phèo ốm đau mà không có người chăm sóc, Thị đã động lòng thương và nấu cho hắn một nồi cháo hành vì biết nếu mình mà bỏ hắn thì không có ai chịu giúp hắn)
=>Chí và Thị là hai kẻ cô đơn giữa xã hội loài người, bị xa lánh, ghét bỏ.

Ngoại hình

Tính cách

⇒ Thị khó mang trên mình toàn những điều bất lợi, tất cả người dân trong làng Vũ Đại đều ghê sợ và tránh Thị như tránh một con vật “rất tởm”.

Vai trò

Ý nghĩa

Tạo ra một chất "xúc tác" để thể hiện trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm: tính chất bi thảm trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo. +Thức tỉnh tính người mà thường ngày bị lấp đi trong Chí Phèo +Sự từ chối của thị Nở làm cho hy vọng, khát khao hạnh phúc vừa được nhóm lên lại bị dập tắt,cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã bị đóng lại và đẩy Chí vào con đường đau khổ, tuyệt vọng. =>Làm nổi bật khao khát sống của Chí Phèo, đồng thời làm nổi bật thực tế tàn bạo của xã hội thời ấy: con người muốn sống cho lương thiện thì đồng thời cũng phải chọn cho mình cái chết để bảo vệ phần người lương thiện ấy.

  • Thị Nở được xây dựng như một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một tình huống đặc biệt của truyện (cuộc gặp gỡ Chí Phèo - thị Nở) và thúc đẩy quá trình diễn biến của tác phẩm. Trong tình huống truyện ấy, cả hai nhân vật đều bộc lộ trọn vẹn những gì tốt đẹp bấy lâu nay bị che khuất. Trong diễn biến cốt truyện Chí Phèo, sự hiện diện của thị Nở một mặt tạo cho truyện cái ý vị trữ tình đặc biệt qua sự toả sáng của tình thương, tình người, mặt khác tạo ra tính bước ngoặt cho mạch truyện khiến chủ đề tư tưởng của tác phẩm trở nên sáng rõ.
  • Qua hình tượng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã hé mở một phần hiện thực cuộc sống của người phụ nữ nông thôn và thể hiện sâu sắc tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • "Bát cháo hành" của Thị Nở không những có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời Chí Phèo mà tác giả còn gửi gắm một thông điệp nhân văn thông qua chi tiết đó: đôi khi chỉ cần một lòng tốt nhỏ bé thôi cũng đủ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, chúng ta thường quên đi hoặc thậm chí lơ đi những việc làm nhỏ đó, vì thế chúng ta đã tàn nhẫn nhìn xã hội này trở nên suy tàn, mục nát.

Mở rộng

_HẾT_

Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến

Ý nghĩa hình ảnh "cái lò gạch cũ"

Tranh vẽ

Phim "Làng Vũ Đại ngày ấy"

Quay về trang đầu

Cảnh Thị Nở cho Chí Phèo bát cháo hành. Chí Phèo hết bất ngờ đến xúc động,bản tính lương thiện bên trong Chí Phèo cũng từ đây được đánh thức, khao khát làm người lương thiện trỗi dậy nhờ tình yêu thương của Thị Nở.Cảnh Chí Phèo đâm Bá Kiến khi nhận ra kẻ thù thật sự của đời mình chính là Bá Kiến, chính hắn đã đẩy Chí vào con đường cùng và tước đoạt quyền sống như một con người, làm một người lương thiện. Sau đó, Chí Phèo tự đâm cổ tự sát để có thể giữ lại phần người, phần lương thiện trong Chí vừa thức tỉnh.

-Nó vừa tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đã bức người nông dân đến cùng đường tuyệt lộ, vừa nêu lên ý thức phản kháng của tầng lớp nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng tám vùng dậy đấu tranh, chống lại cái cường hào áp bức của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ bằng cách thức liều lĩnh, đơn độc, bằng con đường bạo lực. -Bá Kiến chết trong những tội lỗi mà hắn gây ra, còn Chí Phèo chết trong thân xác một người cố nông đáng thương lại đáng trách, đến lúc gục xuống bên vũng máu của mình vẫn chưa đòi lại được sự lương thiện. -Chi tiết tự sát của Chí Phèo chứng minh cho khao khát được trở về cuộc đời lương thiện, của một con người vừa phát hiện ra cái lương thiện quay về ngự trị trong tâm hồn mình.

-Hình ảnh cái lò gạch cũ trong truyện ngắn “Chí Phèo” được xuất hiện hai lần. Đây là hình ảnh quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam trước đây. -Ý nghĩa nội dung: +“Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc sinh ra, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của Thị Nở khi nhìn vào bụng ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân. + Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao:

  • Đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến
  • Trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
– Ý nghĩa nghệ thuật: + Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng – kết cấu vòng tròn gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết khi mà xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại. + Kết thúc truyện mở ra những khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.

Xin cảm cô đã xem tới cuối ạ.